Sản xuất Việt Nam khởi đầu 2016 suôn sẻ

Sản xuất Việt Nam khởi đầu 2016 suôn sẻ Chỉ số đo lường sản xuất vẫn duy trì đà tăng trưởng trong tháng một, khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh hơn.
  • Sản xuất Việt Nam đã vượt qua điểm tệ nhất

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tổng hợp về tình trạng ngành sản xuất Việt Nam do Nikkei công bố đã tăng từ mức 51,3 điểm của tháng trước lên 51,5 điểm trong tháng một. Điều này cho thấy các điều kiện kinh doanh đã tốt lên tháng thứ hai liên tiếp, và sức khỏe của lĩnh vực sản xuất cải thiện nhanh hơn so với cuối 2015.

Mặt tích cực nhất của số liệu PMI kỳ gần nhất là tốc độ tăng đơn đặt hàng mới nhanh hơn vào đầu năm 2016, chủ yếu nhờ nhu cầu khách hàng tăng. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng trong tháng, mặc dù tốc độ yếu hơn. 

"Với hiệp định thương mại TPP dự kiến được ký vào cuối tuần này, từ đó bắt đầu giai đoạn phê chuẩn, 2016 có thể tạo ra những bước phát triển tích cực trong nền kinh tế Việt Nam sau khi có khởi đầu tốt từ đầu năm", ông Andrew Harker tại Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát cho biết. 

san-xuat-viet-nam-khoi-dau-2016-suon-se

PMI Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng đầu năm.

Tốc độ tăng đơn hàng được cho là đã làm tăng lượng công việc tồn đọng lần đầu tiên trong thời gian tám tháng với mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2014. Áp lực giảm phát tăng lên từ các thị trường hàng hóa toàn cầu đã làm chi phí đầu vào và giá cả đầu ra trong tháng giảm nhanh hơn. các thành viên nhóm khảo sát cho rằng chi phí đầu vào giảm là do giá cả hàng hóa thấp, kể cả giá dầu. Trong một số trường hợp, giá cả đầu vào giảm đã được chuyển sang cho khách hàng, dẫn đến giá cả đầu ra tiếp tục giảm.

Tình hình sản xuất cải thiện cũng khiến việc làm và hoạt động mua hàng tăng lên. Việc làm tăng lần thứ 9 trong mười tháng qua, mặc dù tốc độ tăng chỉ là nhẹ. Trong khi đó, hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng với tốc độ nhanh hơn tháng trước. Hoạt động mua hàng tăng lên đã làm một số công ty tăng tồn kho hàng hóa đầu vào. Tuy nhiên, mức tăng này bị triệt tiêu bởi việc sử dụng hàng hóa đầu vào trong quá trình sản xuất, từ đó làm cho hàng tồn kho trước sản xuất nhìn chung không thay đổi.

Những khó khăn đối với các nhà cung cấp trong việc bảo đảm lượng hàng và việc tăng số lượng hàng hóa chuyển cho khách hàng đã góp phần làm kéo dài thời gian giao hàng, và tốc độ suy giảm hiệu suất hoạt động của người bán hàng đã tăng lên. Cuối cùng, tồn kho hàng thành phẩm đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 8/2015 khi doanh số bán hàng và lượng hàng hóa chuyển giao cho khách hàng tăng lên.

Phương Linh

Share on Google Plus

About Duy Nguyen

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét